top of page
  • Writer's pictureThu Hoang

Cuộc sống của loài Ph.D. tại Mỹ - Phần 1: Tại sao tui đi học và tui học được gì?

Đây là lần đầu tiên Trang ngồi viết lại toàn bộ câu chuyện Phd của mình. Chuyện tuy không dài nhưng để viết và tổng hợp lại cũng sẽ tốn hơi nhiều giấy mực nên nếu các bạn chịu khó một chút nhé (SIÊU DÀI). Trang tin là những chia sẻ của Trang sẽ giúp ích cho rất nhiều người trong các bạn. Tuy nhiên mình phải disclaimer trước là bài này từ quan điểm cá nhân, nên nếu có anh, chị, bạn nào từng học Phd Mỹ mà có trải nghiệm khác thì cũng đừng ném đá nặng tay.


PHD ĐẾN VỚI TRANG KHÔNG QUÁ TÌNH CỜ. TRANG VỐN KHÔNG CÓ Ý ĐỊNH HỌC LÊN SAU THẠC SĨ.

Một là vì sự nghiệp đang phát triển. Hai là vì thực ra ban đầu Trang cũng chẳng hiểu Phd là cái quái gì. Tuy nhiên, trang vẫn tìm hiểu phương án này vì nhỡ ra… đây cũng là con đường dễ nhất để ở lại hoặc quay lại Mỹ một cách đàng hoàng. (Ít nhất là Trang đã từng nghĩ vậy)


NGƯỜI TRANG TÌM ĐẾN ĐỂ HỎI VỀ PHD LÀ MỘT GIÁO SƯ RẤT THÂN VỚI TRANG TRONG QUÁ TRÌNH TRANG HỌC THẠC SĨ.

Thực ra lúc đặt lịch gặp ổng, Trang vẫn có một chút mục đích hơi gian trá kiểu dân sales là: “Ồ, gặp thầy nói chuyện muốn học lên, hẳn thầy sẽ thích mình lắm.” Và Trang đã hoàn toàn đạt được mục đích này.


Vậy nhưng, ông thầy mình cũng là dân sales giỏi. Ổng liệt ra mấy điểm mà mình gật đầu lia lịa. Mình xin phép liệt nguyên văn những gì ổng đã dùng để “lừa” mình tại đây để mọi người tham khảo:

  1. Ngày xưa thầy làm Texas Instrument, công việc cũng tốt nhưng thầy cứ cảm thấy không vui. Lúc thầy xem xét đi học Phd, thầy cũng như em bây giờ cũng ngồi xuống tính NPV đàng hoàng. Mà tính kiểu gì thì tính thầy vẫn thấy đi làm thì hơn. Nhưng nghĩ thế nào đó, thầy vẫn đi học Phd.

  2. Và em biết thầy phát hiện ra gì không… Thầy thấy thầy tính sai NPV hoàn toàn. Lương ra trường của Phd ngành chuỗi cung ứng là Và em biết thầy phát hiện ra gì không… Thầy thấy thầy tính sai NPV hoàn toàn. Lương ra trường của Phd ngành chuỗi cung ứng là 180,000USD. Em cứ nghĩ xem, một năm đi làm, nghỉ 3 tháng hè, 1 tháng đông, thêm mấy tuần xuân thu, cuộc sống như thế không phải thích hơn là cắm mặt từ 8h sáng đến 5h chiều à.

  3. Em năm nay 26 tuổi nhỉ. Vậy đi học là vừa. học xong 31, vừa tuổi chồng con… chứ thầy đi học lúc vợ con rồi vất vả lắm.

  4. Em có thích đi đây đi đó không. Những người như thầy bay đi bay lại nhiều lắm đó. Túm lại là nếu em thích viết lách và đi đây đi đó thì đây là công việc phù hợp với em.

  5. Ngành chuỗi cung ứng có hai ngạch em có thể theo: mô hình toán hoặc nghiên cứu dữ liệu lịch sử. Mô hình toán thì nặng về toán lắm. Mà thực ra thì cả hai đều nặng. Mô hình toán nặng hơn vì em phải ngồi trong phòng nghĩ ra một mô hình hoàn toàn mới rồi đem đi kiểm chứng thực tế xem nó có áp được vào thực tế không. Thầy theo hướng nghiên cứu dữ liệu lịch sử … túm lại là em nghiên cứu hiện tượng đã xảy ra rồi, rồi tổng quát hóa nó lên, áp dụng nó vào chỗ khác.

  6. Em đã có định hướng về trường nào chưa? Chưa có thì đây là một số trường trong ngạch nghiên cứu dữ liệu lịch sử mà em thích … (liệt kê một đống).

  7. Còn gì nữa không nhỉ? Ah, có một điều thầy học được ở Phd đó là ranking trường không quan trọng. Quan trọng là em hợp với thầy hướng dẫn của em. Nếu hợp về tính cách, rồi hợp về phương pháp nghiên cứu, chủ đề nghiên cứu, thì em học như chạy, kiểu gì cũng ra trường đúng hạn. Còn nếu không thì có thể em còn bỏ luôn ấy chứ. Em tìm hiểu rồi xem nhé. Bạn thầy bên Indiana cũng đang bảo là muốn thầy giới thiệu sinh viên cho… với cả nếu em thích thì có thể tham gia vào dự án nghiên cứu của thầy vào kì xuân. Tiện thầy network luôn cho.


THẦY NÓI XONG, SINH VIÊN TRANG HOA MẮT CHÓNG MẶT NHƯNG PHẢI CÔNG NHẬN LÀ VÌ BẢN CHẤT THAM TIỀN, CÁI CON SỐ 180,000 ĐỌNG TRONG ĐẦU TRANG RÕ MỒN MỘT.

Năm đó thực sự cũng cố đấm ăn xôi, viết thử một bài luận gửi cho thầy nhưng vì ý định không nghiêm túc nên cuối cùng bài luận thành chẳng đâu vào đâu, rồi cuối cùng cũng không thực sự nộp học bổng tiến sĩ.


Việc kiếm tiền sau đó của Trang khá thuận lợi nhưng mà giống như thầy từng nói, dù kiếm được tiền nhưng Trang không mấy hạnh phúc. Tranh đấu quá nhiều, thị phi quá nhiều, nai lưng ra làm việc, được mấy đồng xong sức khỏe đi xuống vì tăng xông với đồng đội đểu. Đến lúc đó, Trang mới chịu ngồi xuống viết một bài luận Phd cho nó ra hình người. Thực ra, lúc đó vẫn chẳng biết Phd là gì đâu chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi cái địa ngục tinh thần này cho mau cho chóng thôi.


Đến lúc phỏng vấn với các thầy, Trang chẳng có một tí lý thuyết bậc cao nào trong người nên đến lúc các thầy lăn ra vặn vẹo, thứ trào ra là một đống câu chuyện thực tế trong suốt quãng đời lăn lộn lông lốc của Trang. Bằng một cách nào đó, Trang trúng tuyển tận mấy trường nhưng một thầy tuyển sinh nói với Trang rằng: “Đến cuối ngày em phải nghe theo tiếng gọi của trái tim. Có rất nhiều thứ để suy nghĩ nhưng em cảm thấy em hạnh phúc nhất khi nói chuyện với bên nào thì có thể bên đó là đúng đấy.” Cuối cùng mình chọn vào đúng cái trường của ông thầy đó không phải chỉ vì trái tim mình muốn thế mà vì hôm phỏng vấn mình nói chuyện rất hợp với một ông thầy khác… Xem ra cứ hợp thầy vẫn hơn. Chưa kể trường lại nằm trong Top 3 của ngành. Thế nên mình quyết định một đi không trở lại với cái trường này.


Trước khi đi, bố mẹ đè Trang ra nói chuyện. Bố Trang cũng là Phd phán rằng bố thấy học xong bố không dùng. Mẹ Trang thì không nói gì mấy nhưng hơi buồn buồn. Trước khi mình quay ngược sang Mỹ, cụ làm hẳn quả lễ ở bên điện (mà cụ còn không hiểu điện phủ là gì) để xin cho mình lấy được chồng. Hẳn là vì như vậy nên mình đã không có thời gian tìm hiểu xem thực sự mình đang bước chân vào cái gì.


SƠ SƠ MÔ HÌNH PHD TẠI MỸ BẤT KỂ CÁC NGÀNH NHƯ SAU:

Ít nhất 2 năm course work (học các môn phục vụ cho việc nghiên cứu). Trường mình là 2.5 năm course work chia làm 2 phần bắt buộc.

  1. Phần 1 bao gồm các môn chuyên đề luận trong ngành mình học. Ví dụ như trong ngành chuỗi cung ứng, thì có các môn chuyên đề về mua hàng, hệ thống vận tải, v.v. Các môn này thường yêu cầu sinh viên phải nộp và trình bày một đề án vào cuối khóa. Trong đề án các bạn phải tìm được 1 cái khoảng trống trong kiến thức hiện tại (research gap), và có 1 ý tưởng nghiên cứu cụ thể. Túm lại là một proposal 10 đến 15 trang bao gồm từ mở bài, qua lược sử nghiên cứu (lit review), đến phương pháp nghiên cứu. Mà nhắc đến lược sử nghiên cứu thì mọi người cứ hiểu là 14 buổi học, mỗi buổi đọc tầm 7 đến 10 bài dài trung bình 30 trang xong rồi ngồi trích dẫn lại trong phần lược sử nghiên cứu những ý phù hợp với bài của mình. Các lớp này cũng có bài kiểm tra cuối kì, có thể làm tại nhà hoặc tại lớp. Tại lớp thì kéo dài 3h mà tại nhà thì kéo dài hẳn là 10h cơ.

  2. Phần 2 bao gồm các môn phương pháp nghiên cứu như kinh tế lượng, mô hình toán, và các môn nghiên cứu qualitative (case, grounded theory). Với các môn này thì các bạn tha hồ bài tập về nhà. Kiểm tra cuối kì cũng bố của khó. Cứ qua môn là được rồi.

Tùy theo mô hình của từng chương trình, sau năm 2 các bạn sẽ phải vượt qua Tùy theo mô hình của từng chương trình, sau năm 2 các bạn sẽ phải vượt qua comprehensive exam với mô hình khác nhau. Mình biết mô hình của 4 trường trong ngành của mình như sau:

  1. Trường 1 đây là một bài kiểm tra lớn kéo dài vài ngày, sinh viên có quyền mở sách mở vở, trình bày trong vòng vài tiếng một ngày cho những câu hỏi trong đề.

  2. Trường 2 ít câu hỏi hơn một chút nhưng vừa phải viết vừa phải bảo vệ vấn đáp.

  3. Trường 3 kiểm tra tận 3 tuần, tổng cộng 15 ngày. Mỗi 3 ngày sinh viên sẽ được giao một chủ đề trong ngành, và phải viết 1 cái full proposal qua cả phần method về cái chủ đề đó.

  4. Trường mình, phải ra chủ đề vào cuối năm nhất và viết một bài báo full, sẵn sàng để nộp (hoặc đã nộp rồi vào cuối năm 2)


Luận án: Sinh viên có thể chọn làm luận án theo 2 kiểu. Một là viết thành sách luôn, dày cộp, 2 là viết 3 bài báo, chuẩn bị xuất bản. Các thầy hướng dẫn có thể giúp sinh viên định hướng cho những bài báo này nhưng mà không được sửa hay ghi tên co-author trên những bài báo này, cho đến khi sinh viên bảo vệ xong. Tuy nhiên, sinh viên hoàn toàn có thể co-author với người khác không phải thầy hướng dẫn ngay từ trước khi bảo vệ. Sau khi bảo vệ, các thầy có quyền nhảy vào sửa bài và xuất bản cùng sinh viên.


NGHE 3 BƯỚC NÀY ĐÃ ĐỦ THỞ KHÔNG RA HƠI, NHƯNG SỰ THẬT KHI HỌC PHD MỸ CÒN CHOÁNG HƠN VÌ PHD CÓ NHỮNG VIỆC TRONG LỀ VÀ NGOÀI LỀ MÀ BẠN MUỐN KHÔNG THAM GIA CŨNG KHÔNG ĐƯỢC

Đặc biệt với các bạn học Phd có liên quan đến ngạch quản trị doanh nghiệp. Các hoạt động chính bao gồm:

  1. Quan hệ doanh nghiệp: Trường thường có các sự kiện mời rất nhiều doanh nghiệp, nguyên do là các dự án nghiên cứu cũng cần tiền tài trợ. Vậy nên bạn có đang cắm đầu chuẩn bị thi mà có sự kiện thì cũng cố mà đi vì có thể dự án nghiên cứu của bạn cần tiền từ những người đó đấy. Mà luận án cũng vậy, để lấy được dữ liệu nghiên cứu bạn cần tiền (khoảng 20,000USD cho một luận án có giá trị). Mà cần tiền thì sẽ cần doanh nghiệp nên ráng nhé.

  2. Nghiên cứu với thầy: Đây là khi thầy hợp đóng vai trò rất quan trọng của việc bạn bận hay không bận. Cho rằng bạn không hợp thầy đi, thầy sẽ giao cho bạn một dự án mà chả liên quan gì đến cái bạn muốn nghiên cứu, bắt bạn ngồi làm việc chân tay kiểu code 100 bài phỏng vấn. Như thế một là bạn chẳng học được gì, hai là bạn bận gấp đôi mà chả biết bạn được 5th hay 7thco-author trên bài đó. Đây là chuyện thật của một thanh niên cùng khoa luôn. Hợp thì sẽ như sau, thầy có 1 ý tưởng, trò triển khai, tiện viết proposal cho bài trên lớp. Proposal được thầy cô sửa nhiều, cảm giác đúng hướng rồi, giờ ta sẽ học thêm lớp phương pháp, rồi đi thu thập dữ liệu viết thành paper luôn cho năm nhất. Như thế, cả năm bạn đều rất bận nhưng bạn bận viết 1 cái paper mà nó sẽ trở thành publication bạn có thể ghi lên sơ yếu lý lịch luôn.

  3. Dạy học: Các chương trình Phd có định hướng nghiên cứu đều không quá nặng phần dạy học, thường chỉ bắt các bạn dạy vào mùa hè để có cái ghi vào hồ sơ nhưng chẳng may bạn dính dạy vào hai kì xuân thu thì bận quên thở.

  4. Hội thảo lớn: Cái này : Cái này QUAN TRỌNG với những bạn muốn có công việc tốt trong nghiên cứu và giảng dạy sau khi ra trường. Thầy mình vẽ ra cho mình như sau:

  • “Năm ngoái, thầy đã ghi tên em vào bài thuyết trình chủ đề mà thầy và em bàn vào hội thảo của thầy rồi. Hết năm nhất, trước hết là em phải thuyết trình cái proposal trước các thầy trong khoa để duyệt đã. Thầy đã đăng kí với Neeraj là em sẽ thuyết trình về một chuyên đề sustainability trước toàn thể giảng viên của trường. Có thể dùng cái proposal của em hoặc dùng cái paper mà chúng ta sắp hoàn thành. Em sẽ present proposal lần nữa vào tháng 11 tại Hội thảo chuyên ngành rộng. Thầy nghĩ năm nay em không nên đi hội thảo ngành hẹp vội vì tại đó có quá nhiều nhân vật đình đám muốn tuyển người mà em chỉ có 1 lần duy nhất để gây ấn tượng đầu tiên thôi. Nên năm nay đi hội thảo ngành rộng để rèn luyện kĩ năng chiến đấu và lấy thêm ý tưởng để có một paper xuất sắc. Năm sau em viết xong rồi, đi trình bày full paper ở cả 2 hội thảo. Lúc đó em đã có 2 paper, 1 cái đã xuất bản, 1 cái đang R&R. Tất cả mọi người ở hội thảo chuyên ngành hẹp lúc đó đều đặt gạch hóng em. Năm 3 em đi thêm lần nữa có thêm 2 cái paper đang R&R trong dissertation rồi. Đảm bảo em sẽ có nhiều người muốn mời em đến trường phỏng vấn.”

  • Túm lại là phải chiến lược.

  • Nghe choáng, làm thật còn choáng hơn. Muốn thuyết trình ở hội thảo bạn phải có Abstract, Proposal hoặc Full Paper, nên đàng sau lưng là một đống công việc chuẩn bị để còn nộp đúng hạn cho hội thảo.

  • Được nhận thuyết trình rồi vẫn còn phải đặt vé máy bay, phòng khách sạn để đỡ bị đắt. Chưa kể trước khi thuyết trình ở hội thảo sẽ phải nháp đi nháp lại vài lượt với thầy và các thầy ở nhà đã. Choáng hầy… Hahaha. Trong quá trình hội thảo bạn sẽ phải tích cự network. Khổ cái network của dân lý thuyết khác với dân thực hành. Bạn sẽ phải nói về tui đã đọc paper nào của ông, ấn tượng gì, tôi đang làm topic gì, có cái gì hay ho cho ông không. Não siêu nặng.

NGOÀI RA CÒN CÁC CÔNG VIỆC HÀNH CHÍNH KHÁC:

Trường có nhiều guest speakers nhiều khi phải đi nghe hộ khoa khác luôn. Trang luôn bị phê bình vì tích cực trốn. Muốn làm nghiên cứu lại phải qua cửa : Trường có nhiều guest speakers nhiều khi phải đi nghe hộ khoa khác luôn. Trang luôn bị phê bình vì tích cực trốn. Muốn làm nghiên cứu lại phải qua cửa IRB (institutional research board) túm lại là một hội đồng kiểm định xem nghiên cứu của bạn có hại gì cho những đối tượng nghiên cứu không mà quá trình apply cho IRB approval thì vô cùng đau khổ, đủ loại forms, đủ loại viết.


ĐÓ, VIẾT ĐẾN ĐÂY CÁC BẠN TỰ CÂN NHẮC XEM CÓ MUỐN VÀ ĐỦ QUYẾT TÂM ĐỂ THEO PHD TẠI MỸ KHÔNG NHÉ.

Sau đây sẽ là những chia sẻ cá nhân của mình về hành trình một năm qua:


  1. Khi mới vào Phd mình muốn làm một chủ đề lớn rất lớn. Rồi chủ đề này cứ nhỏ dần do mình phát hiện ra rất nhiều lý thuyết chưa đạt tới tầm để giải quyết những chủ đề đó. Vì vậy chậm lại để xây những lý thuyết đó trước đã. Ví dụ như mình muốn làm chủ đề traceability (khả năng truy xuất nguồn gốc) ảnh hưởng lên tài chính doanh nghiệp. Cuối cùng phát hiện ra chưa có ông nào tạo ra cách để đo lường traceability, nên giờ chủ đề của mình chuyển thành đo lường.

  2. Thầy nói: “Học Phd thì trong cùng một lúc em phải tiếp nhận rất nhiều kiến thức nhưng cái khó lại không phải ở chỗ đó. Cái khó là ở chỗ em phải chuyển từ tiếp nhận kiến thức sang tạo ra chúng.” Ban đầu Trang cũng không hiểu nông sâu của câu chuyện này đâu nhưng đọc thật nhiều. Ý tưởng nguyên sơ là làm một cái này nhưng sau khi đọc thấy một bài đúng quá, chí lí quá nên lại không làm cái này nữa. Đang làm dở một cái, tự dưng đọc một cái gì đó khác thấy nó làm bố mất rồi thế là coi như làm lại từ đầu. Vậy nên tạo ra kiến thức thực sự khó lắm thay. Bạn phải đọc đủ nhiều để biết chỗ nào còn thiếu để mình xây chủ đề của mình vào đó, nhưng lại phải đủ chính kiến để không chơi trò “đẽo cày giữa đường”

  3. Viết là một sự đau khổ của giống loài Phd: Ban đầu mình cũng không hiểu nhưng thời điểm này sau khi viết lại paper đầu tiên rất nhiều lần, Trang đã thấy thấm thía lắm rồi. Ý tưởng ban đầu của paper đi 1 đường, nên phần mở bài, lược sử đều chạy theo ý tưởng này. Sau khi có dữ liệu, phân tích xong, viết ra kết quả thì nó chạy theo một hướng không hẳn là ngược với phần lược sử nhưng mà nó không ăn nhập gì vào với nhau. Viết lại toàn bộ phần lược sử. Sau khi viết lại phần lược sử thì ý thức được là dữ liệu nó phục vụ cho một khoảng trống khác trong lý thuyết nên lại viết lại phần kết quả. Sau khi viết xong hết cả kết quả thì bắt đầu bổ sung bảng biểu, sơ đồ. Bảng biểu sơ đồ xong lại thấy phần lược sử hoặc kết quả không hợp với bảng biểu, tiếp tục viết lại. Đây có lẽ là việc nản nhất trong khi làm Phd, vì bạn thấy bạn viết thế nào cũng không đúng, lý luận thế nào cũng sai. Viết hoài đưa cho các thầy đọc, các thầy đập cho phát, viết lại từ đầu.

  4. Các thầy cũng chẳng đồng ý với nhau luôn. Đôi khi là một đứa dốt nát (sinh viên) ở giữa những người quá thông minh (các giáo sư) rất khó. Khi những người thông minh ấy không đồng ý với nhau, đứa dốt nát đấy phải làm sao? Nếu làm theo ý tất cả các thầy thì bài viết của các bạn sẽ rất giống cái cày đẽo dở. Nếu không nghe thì các thầy lại bảo mình bảo thủ cố chấp. Cách giải quyết của mình là hỏi tại sao các thầy nghĩ thế, bảo các thầy đưa thêm tài liệu để đọc thêm (huhu lại đọc nè) rồi quay lại với chính kiến của mình sau khi đọc tất cả đống đó. Như thế chẳng thầy nào có thể nói bạn là bảo thủ mà trong quá trình nêu chính kiến, bạn thậm chí có thể khiến các thầy đồng ý với nhau.


Thế đó, hành trình Phd của mình đó. Vậy nên mình sẽ kết bằng comment của mình trên một bài khác:

Trước khi học Phd, mình đã từng khuyên rất nhiều bạn học ngành quản trị rằng PhD có thể là cơ hội ở nước ngoài với mức lương cao không tưởng (trong ngành của mình nhé) và chính thống. Mình bắt đầu chương trình khoảng một năm trước đây và tính cờ là mình rất rất thích nghiên cứu nên cảm giác mọi việc trôi qua rất thuận lợi. Tuy nhiên ngay cả khi rất thích thì đến khi viết lại một paper đến 7 lần, mình cũng cảm thấy đầu óc quay cuồng, nhiều lúc chỉ muốn tung hết, nghỉ hết, đi làm kiếm tiền.


PhD là cơ hội nhưng nó không mỹ miều và dễ dàng gì. Nói trắng ra là nếu bạn đam mê nghiên cứu thì may ra có cửa việc tốt sau PhD còn nếu bạn vừa làm vừa khóc thì đến lúc ra trường có kiếm việc gì bạn cũng vẫn sẽ vừa làm vừa khóc thôi


Link Phần 2: https://thoang69.wixsite.com/nerdyjenny/post/cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng-c%E1%BB%A7a-lo%C3%A0i-ph-d-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-ph%E1%BA%A7n-2-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt-v%E1%BB%81-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-%C4%91%E1%BB%8Bnh-t%C3%ADnh-v%C3%A0-qu%E1%BA%A3-tr%C3%ACnh-review-b%C3%A1o





107 views0 comments
bottom of page