top of page
  • Writer's pictureThu Hoang

Khoa cử trời Tây có công bằng hay không?

Bạn mình có người nói quy trình khoa cử ở Tây cũng không phải là công bằng. Cùng là xét lên Phó Giáo sư, nhưng da vàng thì phải nhiều bài hơn. Còn cũng có trường hợp công bằng nhưng phải vào hội nhóm "bàn tròn" nào đó. Với cả Tây cũng không có hội đồng nhà nước để xét các cấp như Việt Nam


MỘT LÀ, MÌNH THẤY QUY TRÌNH KHOA CỬ Ở MỸ KHÁ RÕ RÀNG


Với các Land Grant University (Trường công quỹ lớn ở Mỹ) thì xét quy trình thăng học hàm khá công bằng. Khi tuyển Assistant Professor (tạm gọi là Giáo sư Dự khuyết), trường họ đã có chỉ tiêu để đẩy người này lên các học hàm tiếp theo rồi. Chỉ cần người này làm đúng và đủ các yêu cầu trong thời hạn quy định thôi. Về cơ bản không phải là người này không cạnh tranh với trắng vàng đen để lên Phó Giáo sư hay Giáo sư mà là cạnh tranh với chính mình.


Việc màu da khác nhau cần nhiều bài báo hơn cũng không chính xác. Các trường R2 (nửa nghiên cứu, nửa giảng dạy) có chỉ tiêu đầu báo đếm được chung cho tất cả các ứng viên. Các trường R1 (chuyên nghiên cứu) có cái khó là phải có thư giới thiệu từ người khác trong ngành mà không làm việc trực tiếp với mình (chỉ nghe đến tên tuổi của mình thôi). Nên nếu nói Á thiệt thòi hơn chẳng qua là vì Á lười ra ngoài quan hệ hơn nên cái thư nó không tốt.

Còn việc xét từ Dự khuyết lên Phó Giáo sư, hầu hết các trường có 4 tầng xét: Khoa, trường nhỏ (college), trường tổng (university chancellor office), xong đó được đưa lên duyệt ở cấp bang. Bắt đầu từ năm thứ 3 của giáo sư Dự khuyết, mỗi năm, xét một lần, cho đến hết năm thứ 6. Tuy nó không hội đồng đình đám như Việt Nam nhưng rất quy củ.


Các trường thường nói thế này: "Đã tuyển người vào làm Giáo sư dự khuyết là biết người đó có khả năng lên được đến Phó Giáo sư, Giáo sư. Vậy nên trường sẽ đồng hành và hỗ trợ." Thế nên, trừ khi bạn vào làm trường Top 3 ngành, cạnh tranh cắt cổ thì luôn sẽ là công bằng


HAI LÀ CÓ BẠN NÓI NHƯNG KHÔNG CÔNG BẰNG LÀ Ở DA VÀNG MUỐN VÀO HỘI NHÓM BÀN TRÒN ĐỂ CÓ QUỸ, CÓ DỮ LIỆU NHƯNG KHÔNG VÀO ĐƯỢC. KHÔNG CÔNG BẰNG NGAY TỪ BẬC TUYỂN SINH VIÊN TIẾN SĨ RỒI.


Nước khác mình không biết nhưng Mỹ thì lượng người muốn học Tiến sĩ không quá nhiều. Vì thực ra nếu đã là người Mỹ, học xong thạc sĩ rồi đi con đường Giảng viên, lâu ngày cũng lên được tốt ở các trường giảng dạy. Tiến sĩ vất vả lắm.


Vậy nên, đến bậc học Tiến sĩ Mỹ cũng thích tuyển nhiều nước ngoài, cả da vàng cho đa dạng. Bạn không vào được là do hồ sơ tiền Tiến sĩ của bạn không thể hiện được sự nghiêm túc với định hướng nghiên cứu, cũng không có người giới thiệu học thuật mà nổi tiếng trong nghiên cứu. Chứ không có gì không công bằng. Thật ra mình thấy các bạn Mỹ khi đi làm Tiến sĩ hầu hết là có gì đó mê ngành thật. Còn Việt Nam thì ngoài các bạn mê, có thêm các bạn "thợ học." Không làm gì tốt hơn đi học nên quay về đường học. Nếu so ngang thì chắc chắn người ta thích tuyển các bạn "mê" rồi.


Chuyện không có quỹ thì lúc mình làm nghiên cứu sinh, có một bạn trắng luôn có nhiều quỹ hơn mình. Nhưng quan sát kĩ thì thật ra bạn ấy có nhiều quỹ hơn thì chỉ có 30% là bạn ấy trắng, 70% là bạn ấy tích cực giao du, chăm sóc người khác, và nghe hơi nồi chõ hơn mình. Thế nên mình chẳng có gì ấm ức cả. Chỉ tiếp tục cố khoản giao du hơn thôi.


Cuối cùng, chuyện vào các hội bàn tròn này kia. Thật ra không ai có thể đằng thằng chen chân vào một nhóm nghiên cứu cả. Bạn phải mang lợi gì đó đến bàn tròn thì mới ngồi xuống được. Có bạn nói da vàng cứ phải giỏi gấp 4 lần thì mới được vào. Thật ra mình thấy nếu bạn không có khả năng năng gây quỹ, khó quan hệ với các nhân vật chủ chốt, hay công ty có dữ liệu thì việc phải có nhiều não kĩ thuật hơn một chút là rất công bằng. Còn nếu bạn cũng muốn được như người ta thì phát triển kĩ năng quan hệ, xin tiền và dữ liệu của bạn hơn đi. Ngược lại, nếu bạn chỉ có mỗi kĩ năng phân tích vừa phải thì nói thật mình nhiều sinh viên học khoa học dữ liệu cũng không kém đâu, chỉ cần mình chỉ hướng chút thôi.


Cuộc sống không công bằng, nhưng đừng tập trung vào nó. Tập trung vào cái gì mình cố được thôi




70 views0 comments
bottom of page