NGHỊCH CẢNH TRONG BÀI LUẬN
Mình chữa luận cho rất nhiều bạn và phát hiện ra trên 50% các bạn viết với ngôn ngữ và trải nghiệm cực kì tiêu cực. Ví như:
Cãi nhau với ba mẹ vật vã khổ sở như thế nào.
Làm con gái phải chịu định kiến bất công và uất hận như thế nào
Ba mẹ ly hôn, mình ức chế như thế nào.
Cộng đồng LGBTQ+ (Giới tính/ xu hướng tính dục thứ 3 4 5) phải chịu kì thị khủng khiếp như thế nào.
Thực ra mình đã nhắc các bạn rất nhiều lần là "Một người được học bổng hay không không phải do nghịch cảnh mà là do họ đã tích cực như thế nào để vượt qua nó."
Thế nhưng kể cả khi các bạn viết cố thể hiện sự tích cực thì vẫn lồng những từ ngữ khá đau khổ vào để tả trải nghiệm sống động hơn. Lời khuyên của mình:
Chỉ nên lôi kéo cảm xúc tích cực từ người đọc. Đồng nghĩa với việc tính từ chỉ nên trung tính hoặc tích cực kể cả khi viết nghịch cảnh.
Khi dùng tính từ hoặc động từ tiêu cực, người đọc thường thấy bạn bị ngoại cảnh tác động. Còn khi dùng tính từ tích cực thì người đọc cảm thấy bạn tác động lên ngoại cảnh.
Về mặt giới tính/ xu hướng tính dục của bạn (nam nữ hoặc LGBTQ+), chúng không nên được dùng làm định nghĩa bản thân bạn:
Thế nào gọi là định nghĩa?
Nếu tất cả khó khăn và bất mãn, động lực, và xu hướng tương lai của bạn đều xoay quanh một sự bức xúc mình là con gái hoặc LGBTQ+ --> Đó gọi là ĐỊNH NGHĨA
Một người mạnh mẽ sẽ biết nghịch cảnh trước mắt nhưng có nội lực đủ để không bất mãn mà điều tiết những thứ xung quanh thôi.
ĐẶC BIỆT VỚI CÁC BẠN LGBTQ+:
Mình chữa rất nhiều bài LGBTQ+. Và hầu hết các bạn dù nói theo cách nào cũng mang một chút u tối hoặc u buồn trong đó
Có bạn lúc mình chữa mình còn thấy suýt khóc và mình biết các bạn đã trải qua nhiều định kiến hơn người bình thường
Thế nhưng khi mình đọc lại bài luận được học bổng cực cao của em mình, mình phát hiện ra nó chả nói gì đến LGBTQ+ mà chỉ nói về đam mê không ngừng nghỉ của nó với hội họa. Với mình mà nói nó mới là định nghĩa của sự LGBTQ+ mà vẫn sống tích cực vô cùng.
Muốn viết nghịch cảnh mà không bị tiêu cực thực ra cần trình độ logic văn học vô cùng tốt. Bạn trong bài viết (Vi Cẩm) đã viết một bài như vậy và cũng không khéo lắm để lộ khá nhiều cảm xúc tiêu cực của mình.
Bài hỏi ba câu: Tại sao Deakin? Sơ qua về thành tích? Và làm Đại sứ cho Deakin thế nào? Giới hạn 300 chữ. Bài gốc thì ở trong hình còn mình đã viết lại như sau (295 chữ - mình chưa nắn chuẩn):
I am applying to study child and education psychology, a major that Deakin University is praised for in Victoria and Australia. My specialized age group will be 13 to 17, when teenagers struggle with self-identity and future direction. Throughout my teenage years, I had to fight with many traditional believes from the society and my own family to maintain myself as a positive LGBTQ+ member of the society. Many Vietnamese communities still attribute non-male or female orientation to a kind of sickness. Therefore, when I became of age, I fought within myself to be “socially normal” without a place to confine in. It affects my grades, my positive attitudes, and my social contributions. I realized that if I continue to deny myself to fit in, I will become a negative LGBTQ+ example when the truth comes out. Hence, I decided to be open about my orientation. As I become positive again, I recognize that many students, LGBTQ+ or not, struggles with identity issues and family pressures. I subsequently volunteer to counsel students in my school. I constantly hear the confusion “Is this what I want or what the society/ my family expects” and help them improve. My observations of their improvements eventually turn into two award winning articles on students’ mental well-beings at the Engineering and Science Fair. Yet, to become a leading clinical child psychologist in Vietnam, I need more specialized insights from Deakin as it is Victoria’s leader in students supports. Upon graduation, I want to continue counselling students and increasing society awareness of LGBTQ+ from a psychological angle. My 10-year goal is to get Vietnam officially recognize and protect LGBTQ+ couples under the law. Along the way, I can represent both Deakin’s outstanding education and its value of diversity and inclusion.
Kĩ thuật này mình gọi là kĩ thuật sứ mệnh, đổi từ tập trung vào trải nghiệm LGBTQ+ của bạn thành đam mê "tâm lý trẻ em học đường":
Bài vẫn có đoạn nói về LGBTQ+ nhưng nói rõ bạn ấy nhận ra sự tiêu cực của mình cần sửa đổi chứ không xoáy sâu vào đó nữa
Bài gốc của bạn ấy chỉ tập trung vào giúp các bạn LGBTQ+ khác nhưng bài mới nói là giúp cộng đồng nói chung. Nếu chỉ giúp được LGBTQ+ thì chứng tỏ bạn bị định nghĩa bới ngoại cảnh liên quan đến vấn đề này chứ không mở rộng ra được.
Còn một kĩ thuật nữa để viết về những điều tiêu cực mà không bị tiêu cực - Kỹ thuật hình chiếu (projecting) từ tác phẩm văn học:
Hôm trước mình gợi ý một bạn viết bài luận LGBTQ+ về Oscar Wilde và cách mà tác phẩm "Bức tranh của Dorian Grey" thể hiện sự giằng co trong suy nghĩ của ông về việc ông là người đồng tính. Sau đó so sánh tác phẩm này với các tác phẩm về sau để nói về sự thay đổi của xã hội với vấn đề LGBTQ+. Sau đó dựa trên phân tích để bàn luận xem tại sao những cái đó khiến bản thân bạn trở thành một con người tốt đẹp hơn dù LGBTQ+ hay không.
Cách viết này đưa chủ đề tiêu cực thành chính luận và thể hiện kiến thức nhiều hơn trải nghiệm.
Thế nhưng nó còn khó hơn cả kĩ thuật mình dùng ở bài chữa trên cho bạn Vi.
Nhìn chung, bạn có trải nghiệm tiêu cực mình rất hiểu nhưng đừng để nó ĐỊNH NGHĨA bạn trong quá trình xin học bổng hay xin việc. Nó không chỉ làm cho người đọc cảm thấy tiêu cực mà còn làm bạn giống như một đứa trẻ đang ăn vạ: "Vì con đang ốm nên mẹ phải mua đồ chơi cho con." Lớn cả rồi, đừng làm vậy.
Comentarios