top of page
  • Writer's pictureThu Hoang

Chuyện tranh biện và truyền hình ở Việt Nam

Xem mấy cái trò tranh biện ở Việt Nam mà cười hoài. Thông thường chủ đề được chọn luôn mang tính ta thắng địch thua. Ví như chủ đề này: "Du học sinh yêu cầu lương cao thái quá." Ủa ủa, một bên là bạn học trong nước, một bên là bạn học nước ngoài? Chủ đề thôi đã mang tính tấn công với bạn du học về rồi nè.


Hai là nhảy vào phong thái cãi nhau tay đôi. Bạn Bách khoa "chất vấn": "Nếu em học trong nước vẫn có kĩ năng giống chị thì sao ạ?" Đây là chiến lược "bẻ câu bắt chữ" cứ nhè người ta nói hở một từ là nhảy vào. Thật sự mà nói nó vẫn là một chiến lược đúng trong tranh biện nhưng cãi thế này thì không bao giờ đi được tới nguyên nhân sâu xa hay hiểu biết cao hơn về chủ đề. Tự dưng mình nghĩ tới cung phi trong Chân Hoàn truyện, dùng từ ngữ để nói kháy nhau còn chả làm gì được để thay đổi tư tưởng đối phương. Cái này gọi là "Cưỡng từ đoạt lý."


Ba là cái bạn Bách Khoa hỏi rất gay gắt nhưng được báo khen là câu nào cũng thêm chữ "ạ" đàng sau, như thể rất lễ phép tôn trọng. Ủa ủa, có vẻ giảm tải từ cấp 1 xóa bài hô ngữ nên người ta không còn hiểu tiếng Việt nữa chăng? Chữ "ạ" tuy lễ phép nhưng mà nó còn phải dựa vào thái độ người nói. Nếu thực sự tôn trọng thì giọng điệu sẽ nhẹ nhàng và công nhận giá trị của luận điểm đối phương trước, không cần "ạ". Ngược lại câu hỏi có ý lật bàn với đối phương thì "ạ" chỉ mang tính gây áp lực theo nghĩa "lớn đầu hơn tui thôi, chưa chắc đã bằng tui."


Bốn là người chấm về cơ bản không bao giờ được nói những câu mang tính hạ nhục bên mình không thích hay mớm lời cho bên mình thích hơn. Ví dụ như Nga Elise nói về việc "Giờ bỏ đi ngôn ngữ, lợi thế của em ở đâu?" Xong lại "Em không nên tập trung vào lợi thế đa quốc gia, em nên coi mình như sinh viên học ở Việt Nam." Câu thứ hai này mình đánh giá là một lời khuyên tốt, đặt mình vào vị trí mình người mình cạnh tranh cùng mới dễ thông cảm, lập luận và chiến thắng. Thế nhưng câu này nói sai thời điểm thì giống như ứng viên Bách khoa chưa thi xong đã có người bênh phần thắng.


Năm là bạn du sinh Úc dù luận điểm chắc chắn nhưng không hỏi ngược giám khảo. Nếu là mình, khi bị nói vụ lợi thế "đa quốc gia không quan trọng" mình sẽ hỏi ngược Nga Elise là: "Thế chị muốn mãi ở Việt Nam hay vươn tay ra quốc tế? Nếu chị ở Việt Nam thì em vốn không phù hợp với chị?" Hai bạn sinh viên đang coi mình là một món hàng để bán cho doanh nghiệp. Trong khi đó, cái được bán là kĩ năng chứ không phải bản thân các bạn. Các bạn có quyền mở rộng tầm nhìn của mấy anh chị chủ chứ đừng bị giới hạn trong nó.


Sáu là nên tạo sự đồng cảm với người phỏng vấn và khán giả chứ đừng chỉ đánh bằng lý trí khô khan. Lý trí mỗi người đều có định kiến, các anh chị tuyển dụng ở Việt Nam ít hay nhiều đều có định kiến về việc "du học sinh đòi hỏi". Thế nên ngoài những ý kiến mà bạn du sinh nói, lớp vôi định kiến sẽ làm bạn xấu xí hơn. Mà muốn thoát khỏi lớp vôi này chỉ có một cách là tạo sự đồng cảm. Khi bị hỏi: "Ủa em học cầu đường, xong lập trình, xong làm tài chính?" Bạn hoàn toàn có thể nói lại là "Vâng anh ạ. Em còn muốn học chơi đàn, đan lát và may vá nữa. Em học cầu đường và có nhiều kiến thức không chỉ về kĩ thuật mà về cả nhu cầu sử dụng của các công trình và kĩ năng của em. Em rất yêu nó nhưng em thấy khi xã hội chưa cần đến nó em có thể bắt đầu từ cái khác. Lập trình cần không? Có. Tài chính cần không? Có. Em chỉ muốn nói rằng em là người không ngừng học. Và vì thế khi anh chị tuyển em vào, dù yêu cầu công việc thay đổi, em cũng sẵn sàng học và trưởng thành cùng tập đoàn. Em tin rằng trong quá trình anh chị thành lập và quản lý doanh nghiệp của mình, anh chị cũng có thể có lúc không chắc chắn cái mà mình đang quyết định. Nhưng anh chị đã có thể từng giống em bây giờ, cái gì cần và tốt cho doanh nghiệp em luôn sẵn sàng cập nhật." Nếu làm được thế thì có lẽ bạn kia sẽ đánh bay luôn cái định kiến về dân du học có sẵn từ đầu.


Nhìn chung thì mình thấy chương trình này rất nhảm. Tuyển dụng nên để riêng tư vì ứng viên làm sai một lần có thể học và tiến bộ và đi làm lại lần khác tốt hơn. Trẻ lại cứ bắt bẻ phải theo suy nghĩ một chiều rồi tagline gaslight (định kiến và thao túng tâm lý) người ta thì thật sự là không lành mạnh




171 views0 comments
bottom of page