Nhân có người hỏi về các trường top chuỗi cung ứng Mỹ thì mình trả lời. Cái cụm từ "chuỗi cung ứng" xuất phát từ Mỹ chắc sẽ không ai bàn cãi. Và ngành cũng kì lạ là dù thuộc mảng kinh doanh nhưng trường top chuỗi cung ứng lại toàn thấy nghe tên ở đâu đâu.
Lý do thì đơn giản lắm, ngày xưa người ta cho rằng nghề này không được cao sang, không được "đút chân vào bàn, ngồi máy lạnh" nên mấy trường Ivy không có thích. Nên IVY toàn tài chính thôi. Mấy cái TRƯỜNG QUÊ QUÊ NGHÈO NGHÈO NHIỀU ĐẤT LÀM KHO BÃI thì mới chơi ngành này.
Cha đẻ của khái niệm "chuỗi cung ứng" Mỹ được truy tận cùng đến Donald J. Bowersox, ở một trường "quê" là Michigan State. Khái niệm bác đẻ ra được gọi là "transvection" trước khi được đặt tên là chuỗi cung ứng. Vì vậy trong ngành Michigan State vẫn là hàng đầu (cao hơn cả MIT). Donald Bowersox có rất nhiều hậu duệ. Mà sau này lớn nhất là 4 người:
(1) Judy Whipple - Vẫn ở Michigan State (2) Pat Daugherty - Iowa State (3) John T. Mentzer - University of Tennessee. Cha đẻ của trường phái Demand Supply Intergration, nối liền logistics với mảng thu mua và mảng marketing. (4) David Closs - Michigan State, nhưng sau này học trò của bác Ann Cooper và Douglas Lambert (không có trong hình) sang Ohio State xây dựng trường phái "Quy trình hóa" chuỗi cung ứng. Trường phái này tập trung vào việc phân tầng chuỗi cung ứng, ở từng tầng có nhiều bên liên quan và phải chịu trách nhiệm chung.
Michigan State tập trung phát triển chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối công nghiệp như General Motors. Iowa State tập trung cho logistics nông nghiệp và thành phẩm thực phẩm (chuỗi cung ứng bia, chuỗi dich vụ). Iowa State cũng là trường đầu tiên lên tiếng về "Amazon effect" và nhu cầu cải thiện chuỗi cung ứng theo dich vụ khách hàng. Hai trường này sản xuất ra rất nhiều nhân vật điển hình như: (1) Ted Stank và Chad Autry bị ảnh hưởng mạnh bởi trường phái Tennessee, và tập trung nghiên cứu vào integration (tạm dịch là kết hợp sâu giữa các đối tác chuỗi). (2) Thomas Goldsby, bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi trường phái Ohio State, đi sâu vào mảng chuỗi "lean, agile, leagile" (3) Trong lúc này cũng có một số trường mới nổi như Indiana và MIT sản xuất ra những người như Morgan Swink hay Tyson Browning (cả hai đều không có trong hình nhưng là cựu và đương kim Tổng biên của báo lớn). Morgan Swink dạy ở Michigan State sau đó về xây toàn bộ chương trình cho Texas Christian University (TCU). Tyson Browning dậy ở Ohio State sau đó cũng về Texas Christian. Vì thế TCU có phong cách về chuỗi cung ứng công nghiệp của Michigan State và vận hành của Ohio và MIT. (4) Indiana cũng cho ra Barbara Flynn, tập trung nghiên cứu về vận hành bền vững "sustainability" (5) Còn một số trường nữa như Arizona State hay Maryland University thì lúc đó có giảng viên bên Quản trị nhưng thích nghiên cứu chuỗi thế là hướng ra được Lisa Elram và Wendy Tate. Cả hai người đều thiên về thu mua và vận hành bền vững. Còn có Stephanie Eckerd chuyên về các mảng hành xử của con người trong chuỗi cung ứng.
2 trường phái của Tennessee và Ohio State choảng nhau suốt một thời gian dài. Việc này tao thành 2 hướng suy nghĩ độc lập mà vẫn kết hợp trong chuỗi cung ứng hiện đại. Hậu duệ của 2 trường phái này đi đến xây chương trình cho những trường trẻ hơn và tiếp tục mang những suy nghĩ này tiến xa hơn: (1) Từ Tennessee có Bryan Fugate, giờ là trưởng khoa Chuỗi cung ứng của University of Arkansas. Phong cách Demand and Supply Integration phù hợp với cách suy nghĩ bán lẻ và tạo nên Walmart. (2) Cũng từ Tennessee có Beth Davis, giờ đang ở Auburn University, chạy chương trình cùng với Glenn Richey. Chuỗi cung ứng của Auburn vì thế vừa tập trung vào thực phẩm, vừa tập trung vào bán lẻ. (3) Trường phái của Ohio State vẫn tiếp tục và lan sang những trường như Penn State, UT Dallas, UT Austin, Clemson tập trung vào vận hành và quản lý từng công đoạn chuỗi.
Nói dài nói dai nói dại thế để làm gì? Một là để mọi người hình dung tại sao một số trường mang tiếng trường làng như Michigan State, Tennessee hay Iowa State lại có vị thế cao trong chuỗi cung ứng như vậy.
Hai là thực ra cùng là chuỗi cung ứng nhưng phong thái riêng các bạn phải tự chọn cho mình: (1) Thích hàn lâm hẳn thì Michigan State (2) Thích bán lẻ e-commerce: University of Arkansas, Auburn (3) Thích nông nghiệp, chuỗi dich vụ: Iowa State (gần đây Iowa có giáo chuyên về vận chuyển nội tại - Urban logistics) nên thêm mảng này (4) Thích chiến lược tầm cao kết hợp cả marketing, logistics, thu mua, vận hành thì University of Tennessee (5) Thích vận hành phân tích, CROWDSOURCED logistics thì Ohio State (6) Thích trường không cao nhưng nhiều tiền và giáo sịn thì có TCU
Nói chung còn rất nhiều trường trong chuỗi cung ứng. Mà rất nhiều chương trình chuỗi cung ứng trẻ là do hậu duệ của các chương trình lớn xây. Vì vậy, họ cũng có ảnh hưởng ít nhiều. Tuy rằng mỗi ngày ranking ngành một khác, nhưng những trường gốc ngành vẫn sẽ luôn được coi trọng. Có bạn hỏi mình có bác này to to trong chuỗi cung ứng từng học ở một trường (rank chung cao nhưng rank chuỗi cung ứng thì bình thường). Thực ra mấy trường lớn trong chuỗi cung ứng này nhiều bác to trong doanh nghiệp lắm. Một người không nói lên giá trị ranking của một trường mà phải dựa trên lịch sử của trường đó. Những trường này chắc không chỉ tạo nên các bác to mà tạo nên lối suy nghĩ chuỗi cung ứng của một vài tập đoàn luôn đó.
Hãy chọn và cân nhắc thật kĩ nha.
P. S.: Diện tích không đủ nên mình cũng không muốn làm cây phả hệ tổng thể chứ muốn mò chắc cũng ghép được hết các trường ở đâu và phong thái thế nào luôn. Cây còn thiếu sót nên mình chỉ dùng nó mang tính ví dụ chứ không khái quát hóa hết. Mong mọi người không bắt lỗi mình nha.
Comments