Khi mình viết một bài chia sẻ nào đó, rất nhiều người hỏi mình quyền chia sẻ lại nó. Ban đầu mình thấy hành động này là kì kì, và cũng hơi thừa thãi. Thực ra viết là để sẻ chia cũng để lan tỏa những điều tích cực. Vậy nên dù nó có phải đến từ mình hay không mà người có duyên đọc được, mình cũng cảm thấy rất vui mừng.
Thi thoảng lại có người tấu mình rằng bài của mình được đăng lại ở đâu đó rồi hỏi mình xem liệu bên đăng đã xin phép mình chưa. Mình chỉ tò mò vào đọc và thấy họ truyền tải được nguyên ý của mình thì thôi không để ý nữa. Cơ mà hình như người nói cho mình biết cũng có ý tốt là để mình bảo vệ bản quyền thì phải.
Thế rồi mình lại đọc được những bài người nọ nói người kia cóp nguyên bài không đề nguồn, rồi cãi nhau một trận ỏm tỏi. Lúc này, mình mới lờ mờ hiểu nhiều người viết nội dung rất nhạy cảm với việc thông tin mình bị chia sẻ lại với mục đích tăng người đọc, giá trị thương hiệu, kiếm lời.
Hoặc bản thân bên viết là bên dựa vào nội dung để tăng những giá trị bên ngoài này nên khi người khác lấy đi và làm lợi từ nội dung đó thì thực sự là không chịu được. Mình rất hiểu. Cơ mà nếu bản thân mình rơi vào hoàn cảnh đó, mình thấy chưa chắc mình đã tức giận.
𝗩𝗔̂́𝗡 Đ𝗘̂̀ 𝗕𝗔̉𝗡 𝗤𝗨𝗬𝗘̂̀𝗡 𝗩𝗢̛́𝗜 𝗠𝗜̀𝗡𝗛 𝗧𝗥𝗢𝗡𝗚 𝗠𝗢̣̂𝗧 𝗦𝗢̂́ 𝗖𝗛𝗨𝗬𝗘̣̂𝗡 𝗧𝗛𝗨̛̣𝗖 𝗦𝗨̛̣ 𝗥𝗢̃ 𝗥𝗔̀𝗡𝗚
Em mình học hội họa, tranh của nó mà bị phỏng lại thì mình thấy rất nghiêm trọng. Chồng mình có sáng tác nhạc, bạn ấy luôn thu âm lại ở một máy ghi âm công nghệ thấp để không ai hack được. Nhìn chung trong vấn đề nghệ thuật bản quyền là điều thực sự nhạy cảm. VTV cách đây vài năm có người bị kiện vì lấy cắp tranh làm hoạt hình. Rồi ca sĩ Tàu Việt thi thoảng dính vào lùm xùm đạo nhạc. Đấy là còn chưa kể những phần mềm bản quyền được nhiều người dùng vẫn được bán đầy ở chợ hack.
𝗧𝗛𝗘̂́ 𝗡𝗛𝗨̛𝗡𝗚...
Bản thân mình cũng thấy thi thoảng sẽ cóp một danh ngôn, trích lời thoại từ một đoạn phim kinh điển, hay lấy ảnh minh họa trên mạng dù không có dấu bản quyền về để mô phỏng điều mình nói. Liệu điều đó có phải phi đạo đức?
Rồi cũng có những bạn khác hồn nhiên hỏi mình cho dùng ké một phần mềm hay tải hộ một văn bản nào đó vì các bạn ấy thực sự không có tiền mua thì phải tính sao đây?
𝗕𝗔̉𝗡 𝗤𝗨𝗬𝗘̂̀𝗡 𝗞𝗜̀ 𝗧𝗛𝗨̛̣𝗖 𝗟𝗔̀ 𝗩𝗜̀ 𝗖𝗔́ 𝗡𝗛𝗔̂𝗡 𝗛𝗔𝗬 𝗡𝗛𝗔̂𝗡 𝗟𝗢𝗔̣𝗜?
𝘾𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩: Khi mình còn đi làm, có một công ty nước ngoài A nhờ mình kiện một công ty Việt Nam B về vấn đề bản quyền. Công ty B là đơn vị đầu tiên mang sản phẩm của Công ty A về bán ở Việt Nam. Và khi họ mang sản phẩm này về, họ đăng kí sở hữu trí tuệ để phân phối độc quyền ở Việt Nam luôn. Công ty A về sau thấy thị trường Việt Nam phát triển tốt quá, muốn nhảy vào để được nhiều lợi ích hơn nên mở văn phòng đại diện rồi kiện Công ty B. Thế là vì cá nhân hay vì nhân loại?
𝘾𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝙝𝙖𝙞: Sean Parker sáng tạo ra Napster để cộng đồng có thể chia sẻ file âm nhạc tốt hơn. Có lẽ lúc tạo ra nó, Sean cũng chỉ nghĩ đến việc giúp mọi người dễ tiếp cận với những bản nhạc hay thôi, nhưng khi nó lớn mạnh thì âm nhạc lậu chạy qua đây rất nhiều, ảnh hưởng đến tiền của Yahoo thời đó nên thanh niên bị kiện cho tơi bời. Đến cuối cùng lại thành Chủ tịch đầu tiên ở Facebook. Vậy Yahoo kiện là vì cá nhân hay nhân loại?
𝘾𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝙗𝙖: Máy nghe nhạc mp3 từ lúc sinh ra luôn rẻ hơn Ipod (hay như mọi người biết rộng rãi hơn bây giờ là Apple Music). Nhưng máy mp3 lại không thành công, nguyên nhân là vì sao vậy? Mp3 giúp mọi người tải nhạc lậu quá dễ dàng khiến các công ty và đặc biệt là nhạc sĩ giãy nảy lên. Ipod thì khác, mỗi bản nhạc được tải hay nghe từ thư viện của Ipod đều là có trả tiền bản quyền. Hay ít nhất là nhiều bạn tin như vậy. Ít ai biết rằng thời kì đầu khi Ipod mới bắt đầu, ngoài mặt thì là bản quyền nhưng mà máy có chức năng tải file nhạc lậu ở tốc độ rất chậm để người không có tiền mua nhiều bài nhạc vẫn nghe được nhạc qua Ipod. Hành động này của Apple, tuy vẫn đẩy dần người dùng về phía âm nhạc bản quyền nhưng xét cho cùng mục đích chính vẫn là bán được nhiều Ipod. Vậy là vì cá nhân hay nhân loại?
𝘾𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝙩𝙪̛: Vẫn Apple nhưng lần này là kiện nhau với Samsung. Samsung kiện Apple lấy một tính năng của Samsung trên điện thoại cảm ứng. Ở Mỹ thì Apple thắng, mà ở những thị trường Samsung chiếm đóng nhiều thì Samsung lại thắng. Vậy bản quyền này rốt cục của ai? Hay đơn giản là kẻ mạnh của thị trường ở đâu thì bản quyền nằm trong tay người đó. Vậy là vì cá nhân hay nhân loại?
𝘾𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝙣𝙖̆𝙢: Ai cũng mắng Trung Quốc là đánh cắp bản quyền trắng trợn. Vậy bia Budweiser vốn xuất phát đầu tiên từ Cộng Hòa Séc, và rồi có người nhập cư đến Mỹ cũng lấy tên bia tương tự nhưng làm bia khác. Đến lúc Budweiser Séc vào thị trường Mỹ thì có kiện nhưng không thắng phải đổi tên thành Budvar. Budweiser ở Mỹ cũng đi quốc tế. Và thảm bại ở những thị trường khác. Vậy là vì cá nhân hay vì nhân loại?
𝘾𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝙨𝙖́𝙪: Thế giữa Mỹ và Việt Nam thì sao? Chuỗi phim điện ảnh X-men những năm 2000 của Mỹ đến giữa chừng nếu bạn nào xem để ý thì biểu tượng chữ X thay đổi. Nguyên do là vì, giàu gội X-men Việt Nam đã mấy chục năm bị phim này kiện vì vấn đề bản quyền. Vậy là vì cá nhân hay là vì nhân loại? Điều đáng buồn cười là tra ra thì dầu gội X-men của chúng ta có trước và phim X-men phải đền bù. Những phim trước dùng biểu tượng chữ X của dầu gội phải trả tiền đền bù hết. Rõ ràng là dầu gội của Việt Nam không kiên cũng không đòi tiền, sự ích kỉ của cá nhân khiên chuỗi phim tự cầm đá đập lên chân mình.
𝘾𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝙗𝙖̉𝙮: Hãy vẫn cứ ca ngợi nước Mỹ công bằng văn minh về điều kiện bản quyền đi. Thuốc điều trị ở Mỹ luôn đắt kinh hoàng, không chỉ vì quá trình nghiên cứu tạo ra thuốc khắt khe mà còn vì tạo ra xong thì công ty giữ luôn bằng sáng chế và độc hưởng lợi nhuận từ thuốc trong 20 năm, muốn tính giá sao thì tính. Bên nào mà dùng công thức này để điều chế thuốc mới cũng phải trả tiền thêm nữa. Vậy là vì cá nhân hay vì nhân loại? Trong khi đó tại Ấn Độ, thuốc cùng tác dụng lại rất rẻ, một phần có lẽ vì bằng sáng chế không được bảo vệ quá tuyệt đối, tạo điều kiện cho những công ty dược sau sáng tạo và điều chế ra thuốc còn hiệu quả hơn, giữ cho một thị trường dược cạnh tranh. Còn gần đây có bác sĩ Gilbert, bỏ bản quyền để mà vác xin COVID Astra rẻ hơn hẳn Pfizer và Modena thì thì chắc chắn là vì nhân loại.
𝘾𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝙩𝙖́𝙢: Thế còn vấn đề nghiên cứu khoa học giữa các nước thì sao? Có người nói có thể quỹ nghiên cứu thì ít với một số nước đang phát triển nhưng tài liệu thì ai cũng có thể đọc, có thể dùng để phát triển chất lượng hơn nên ở đâu cũng làm được. Cơ mà một bài báo mua từ một vài báo chất lượng của các nước phát triển giá có thể từ $30 đến cả vài trăm đô la. Nước đang phát triển lấy tiền đâu ra mua. Thế là vì cá nhân hay vì nhân loại?
Trong khi đó Alexandra Elbakyan, một thiên tài người Kazakhstan từng được rất nhiều đại học hàng đầu Mỹ săn đón, lập trình toàn bộ Sci-hub để giúp những nhà nghiên cứu nước ngoài tải được những nghiên cứu chất lượng mà phải trả tiền để phát triển thêm nghiên cứu. Thế là vì cá nhân hay vì nhân loại?
𝘾𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝙘𝙝𝙞́𝙣: Có người nói rằng thực ra tuy bản quyền là vì cá nhân nhưng việc một người hay tổ chức có lợi ích kinh tế từ bản quyền cũng là động lực để họ sáng tạo nhiều hơn cho nhân loại. Có lẽ điều này đúng với Thomas Edison. Khi tạo ra dòng điện một chiều, Edison hoàn toàn vì tò mò. Sau đó ông đã rất giàu có nhờ đầu tư và phát triển của JP Morgan. Thế nhưng những phát minh sau đó của ông nhiều khi rất nhuốm màu tiền bạc.
Thậm chí khi Nicola Tesla (không phải cái xe Tesla) đề cập đến dòng điện xoay chiều, Edison một mực phủ nhận nó và muốn cạnh tranh để chứng minh mình nhất đến mức sáng tạo ra ghế điện bằng dòng xoay chiều để chứng minh cho mọi người thấy dòng xoay chiều nguy hiểm và chỉ nên đầu tư vào dòng điện một chiều của Edison thôi. Kết quả, khi thử nghiệm ghế điện này, tù nhân tử hình không chết mà còn bị nướng chín. Thế là vì cá nhân hay vì nhân loại.
𝘾𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝙢𝙪̛𝙤̛̀𝙞: Vậy còn Tesla thì sao? Tesla sáng tạo ra dòng xoay chiều và sau này vì thiếu đầu tư nên tình nguyện cho đi toàn bộ bản quyền của dòng xoay chiều chỉ để tiếp tục phát triển nó. Tesla là cũng là người đầu tiên sáng tạo radio để truyền thông tin ở khoảng cách xa (có trong tất cả di động của của chúng ta bây giờ). Phát minh của ông sau này bị Marconi lợi dụng để bán radio kiếm một đống tiền.
Nhưng thực ra Tesla cũng không để ý, trong bụng ông đã nghĩ ra một hướng nghiên cứu để thực hiện kĩ thuật truyền tin qua lòng đất còn hiệu quả hơn. Đáng tiếc JP Morgan không chịu đầu tư đợt hai cho ông vì kĩ thuật đó chưa kiếm tiền ngay lập tức. Sau này Tesla kiện Marconi để đòi lại bản quyền radio, có lẽ cũng là vì muốn kiếm tiền đền bù để thực hiện những kế hoạch nghiên cứu còn dang dở của mình. Thế nhưng khi ông được phán thắng thì ông mất mất rồi. Còn chúng ta thì có thể đã mất rất nhiều phát minh mang tính đột phá trong lịch sử.
Vậy những hành động của Tesla là vì cá nhân hay vì nhân loại?
𝙑𝘼̀ 𝙈𝙄̀𝙉𝙃 𝙆𝙀̂̉ 𝙉𝙃𝙐̛̃𝙉𝙂 𝘾𝙃𝙐𝙔𝙀̣̂𝙉 𝙉𝘼̀𝙔 𝙇𝘼̀𝙈 𝙂𝙄̀?
Một giáo đầu ngành chuỗi cung ứng trong trường mình từng nói, thực ra bản quyền chỉ có ý nghĩa khi ta có tiền đi kiện. Nếu đủ tiền thuê luật sư giỏi thì kiện thắng ta sẽ thu được tiền đền bù. Còn nếu không thắng, khi đăng kí bản quyền ta sẽ phải công khai nó trước, người khác dựa vào đó kiếm tiền (mà người ta giỏi kiếm tiền hơn) thì chúng ta lấy đâu ra tiền mà kiện. Vậy nên nếu đã là bí mật kinh doanh thì tốt nhất chẳng cần đăng kí bản quyền gì mà giữ chặt lấy, giấu kín đi.
KFC chẳng hạn, bí mật công thức được chia làm đôi do hai người trong tập đoàn nắm giữ và người nọ thì không biết người kia. Vậy nên đã không muốn người khác biết không muốn người khác chia sẻ thì tốt nhất là không nói gì cả.
Còn với mình, ngay trong hệ thống giáo dục Mỹ, khi giáo được tự do điều chỉnh giáo trình. Mình biết có giáo bắt sinh viên mua sách của bản quyền của mình cho một lớp xé trang đầu tiên và kí làm điểm bài tập đầu tiên. Điều này có nghĩa là sinh viên không được mua sách cũ rẻ hơn luôn. Mặt khác, mình cũng biết có giáo mắt nhắm mắt mở kêu, các em mua bài đọc để chia nhau học thì đừng nói với thầy. Và giáo khác thì kêu là bài này thầy viết thầy gửi cho em, không ai kiện em được đâu. Vậy bên nào vì cá nhân, bên nào vì nhân loại?
𝙑𝙖̣̂𝙮 𝙣𝙚̂𝙣 𝙫𝙤̛́𝙞 𝙣𝙝𝙪̛̃𝙣𝙜 𝙫𝙞𝙚̣̂𝙘 𝙘𝙤𝙥𝙮·𝙩𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙩𝙞𝙣 𝙩𝙧𝙚̂𝙣 𝙢𝙖̣𝙣𝙜 𝙭𝙖̃ 𝙝𝙤̣̂𝙞, 𝙠𝙝𝙞 𝙘𝙖́𝙘 𝙗𝙖̣𝙣 𝙠𝙞𝙚̣̂𝙣 𝙘𝙖́𝙤 𝙣𝙝𝙖𝙪 𝙩𝙧𝙚̂𝙣 𝙣𝙝𝙪̛̃𝙣𝙜 𝙩𝙧𝙖𝙣𝙜 𝙡𝙤̛́𝙣 𝙫𝙚̂̀ 𝙫𝙞𝙚̣̂𝙘 𝙘𝙤́𝙥 𝙙𝙪̛̃ 𝙡𝙞𝙚̣̂𝙪 𝙠𝙝𝙤̂𝙣𝙜 đ𝙚̂̉ 𝙣𝙜𝙪𝙤̂̀𝙣, 𝙩𝙝𝙞̀ 𝙢𝙞̀𝙣𝙝 𝙡𝙖̣𝙞 𝙘𝙖̀𝙣𝙜 𝙩𝙝𝙖̂́𝙮 𝙘𝙖́𝙘 𝙗𝙖̣𝙣 𝙣𝙚̂𝙣 𝙩𝙪̛̣ 𝙝𝙤̉𝙞 𝙗𝙖̉𝙣 𝙩𝙝𝙖̂𝙣 𝙢𝙤̣̂𝙩 𝙘𝙖̂𝙪: "𝙍𝙤̂́𝙩 𝙘𝙪̣𝙘 𝙗𝙖̣𝙣 𝙩𝙝𝙪̛̣𝙘 𝙨𝙪̛̣ 𝙡𝙖̀𝙢 𝙩𝙝𝙚̂́ 𝙫𝙞̀ 𝙘𝙤̣̂𝙣𝙜 đ𝙤̂̀𝙣𝙜, 𝙝𝙖𝙮 𝙫𝙞̀ 𝙘𝙖́ 𝙣𝙝𝙖̂𝙣 𝙗𝙖̣𝙣?"
𝘾𝙐𝙊̂́𝙄 𝘾𝙐̀𝙉𝙂...
Thực sự thì mình vẫn dùng phần mềm bản quyền và luôn trích nguồn khi khi viết những thứ không phải chỉ là quan điểm cá nhân. Và mình viết bài này trên trang cá nhân vì mình chẳng bênh những người viết bài không trích nguồn mà cũng chẳng chỉ trích những người kiện cáo.
Đơn thuần là mình không khó chịu khi người khác lan tỏa bài viết của mình đến những người cần dù họ có trích nguồn hay không, hoặc có mục đích cá nhân nào. Với mình, chỉ cần người cần nào đó đọc được, đó chính là may mắn của mình.
Riêng với bài này, mình hi vọng sẽ không ai bê nó đi để bênh vực vấn đề không bản quyền, ăn cắp bản quyền, tranh chấp nội dung hay điều gì khác. Đơn giản bài viết này là một góc nhìn và mình chỉ muốn các bạn đọc và tự ngẫm câu trả lời của chính mình. Dù một người vì lợi ích cá nhân trước thì mình cũng không thấy gì xấu, con người mà nhưng nếu gán cái mác vì cộng động vì nhân loại để thực hiện nó thì mình luôn đánh giá.
KHI CHƯA CÓ LUẬT BẢN QUYỀN THÌ VAN GOGH VẪN VẼ, PAGANINI VẪN CHƠI VIOLON, MOZART VẪN SÁNG TÁC NHẠC, VÀ "SHAKEPEARE" VẪN VIẾT KỊCH MÀ THÔI
Comments